Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

"TIN" VÀ "SỐNG" ?

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh niêm tin
Một cậu bé hỏi mẹ về đứa em mới chết hiện đang ở đâu. Người mẹ đáp: Em con đang ở trên thiên đàng với Chúa Giêsu. Mấy ngày sau, bà mẹ nói chuyện với bạn bè tỏ ý đau buồn khi nhắc đến đứa con mới mất. Bé ngạc nhiên hỏi mẹ: Khi mẹ mất vật gì, tức là mẹ không biết nó đang ở đâu phải không mẹ? Bà mẹ đáp: Phải. Bé hỏi tiếp: Mẹ biết em con đang ở với Chúa, sao mẹ lại nói là em con đã mất? Bà mẹ chợt tỉnh, không còn đau buồn nữa, mà ý thức con mình đang vui.
Kết quả hình ảnh cho câu chuyện minh họa lời chua ga,20 2-8
Thứ Ba trong Tuần Bát nhật Giáng sinh, Thánh Gioan Tông Đồ, lễ kính
Lời Chúa: 
 Ga 20, 2-8
2Bà liền chạy về gặp ông Simôn Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến. Bà nói: "Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu."3Ông Phêrô và môn đệ kia liền đi ra mộ. 4Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phêrô và đã tới mộ trước. 5Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. 6Ông Simôn Phêrô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, 7và khăn che đầu Đức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. 8Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin.
 
 


Suy niệm:
Phêrô chạy ra mồ hối hả với tất cả sự lo sợ, sợ rằng những người giết Chúa sẽ tìm giết những người có liên lụy đến Chúa nữa. Vì thế, ông khó tỉnh táo mà nhận ra Chúa đã sống lại. Nhưng đối với Gioan, ông đã có kinh nghiệm ở với Chúa dưới chân thập giá nên khi ông dễ dàng nhận ra Chúa đã sống lại. Do đó, chúng ta học được bài học chỉ có tình yêu mới giúp chúng ta nhận ra Chúa, còn những sự sợ hãi sẽ không mang lại kết quả gì. Là môn đệ của Chúa, chúng ta ta cần sống thân mật với Chúa nhiều hơn để nhận ra sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời, và trong mọi biến cố.
Lạy Chúa, xin biến đổi con trở nên con người mới, để con sống thật gần Chúa hơn, hiểu Chúa và yêu Chúa nhiều hơn; nhờ thế, con mới có thể nhận ra Chúa luôn đồng hành với con trên mọi nẻo đường

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2016

CHÚA GIÁNG SINH

LỊCH SỬ RA ĐỜI NGÀY LỄ GIÁNG SINH 

Thời kỳ Giáo hội cơ đốc sơ khai (2,3 thế kỷ đầu công nguyên), lễ này được mừng chung với lễ Hiễn linh. Tuy nhiên ngay từ năm 200, thánh Clementê Alexandria (150-215) đã nói đến một lễ hết sức đặc biệt được cử hành vào ngày 20 tháng 5. Còn Hội thánh La tinh thì mừng kính lễ ấy vào ngày 25 tháng 12. Theo một nguồn khác thì tín hữu cơ đốc sơ khai không ăn mừng lễ sinh nhật, vì họ cho rằng ăn mừng sinh nhật là làm theo thói quen của dân ngoại đạo thờ thần tượng. Bởi lẽ đó họ không ăn mừng lễ giáng sinh của Đức Jesus trong suốt ba thế kỷ đầu.
 Đến thế kỷ IV, những người Cơ đốc mới bắt đầu muốn ăn mừng Lễ giáng sinh của Đức Jesus mỗi năm một lần, nhưng lại sợ bị chính quyền La Mã phát hiện và bắt bớ bởi vì đến lúc đó, cơ đốc giáo vẫn chưa được công nhận là một tôn giáo hợp pháp. Những người La Mã, hàng năm ăn mưng “Thần Mặt trời” (Feast of The SolInvictus) đem ánh sáng đến cho trần gian vào ngày 25 tháng 12. Những người cơ đốc đã nhân cơ hội này để tổ chức ăn mừng ngày Đức Giêsu giáng sinh vào đem ánh sáng và sự sống đến cho nhân loại (Gioan 8:12) cùng một ngày với ngày lễ “Thần Mặt trời” của người La Mã. Nhờ vậy, chính quyền đã không phát hiện việc các tín hữu cơ đốc tổ chức ăn mừng lễ Giáng sinh của Đức Giêsu. Đến năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine đã bỏ đa thần giáo và theo cơ đốc. Ông này đã hủy bỏ ngày lễ ăn mừng “Thần Mặt trời” và thay vào đó là ngày ăn mừng sinh nhật của Đức Jesus. Đến năm 354, Giáo hoàng Liberius công bố ngày 25 tháng 12 là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng sinh của Đức Jesus. 
Trong nhiều thề kỷ, những nhà ghi chép Ki-tô giáo chấp nhận Giáng sinh là ngày Jesus được sinh ra đời. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 18, các học giả bắt đầu đề xuất một cách giải thích khác. Isaac Newton cho rằng ngày Giáng sinh đã được lựa chọn để tương ứng với đông chí ở Bắc bán cầu, từng được đánh dấu là ngày 25 tháng 12. Năm 1743, Paul Ernst Jablonski người Đức lập luận ngày Giáng sinh được xác định ngày 25 tháng 12 để khớp với ngày Sol Invictus trong tôn giáo La Mã cổ. Ngoài ra trước người Kitô giáo, nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác cũng ăn mừng ngày lễ cuối tháng 12.
 Ý NGHĨA CỦA TÊN GỌI CHRISTMAS

 Chữ Christmas gồm có chữ Christ và Mas. Chữ Christ (bắt nguồn và được viết trong tiếng Hy Lạp là “Χριστός” (Khrīstos)) là tước vị của Đức Giêsu (nghĩa là Đấng được xức dầu). Chữ Mas nghĩa là thánh lễ. Khi chữ Christ và Mas viết liền thành ra chữ Christmas.
 Christmas có nghĩa là ngày lễ của Đấng Christ, tức là ngày lễ Giáng sinh của Đức Giêsu. Chữ Christmas và Xmas đều có cùng một ý nghĩa như nhau. Vì chữ Hy lạp viết chữ Christ là Christos, Xpiơtós hay Xristos. Người ta dùng phụ âm X để tượng trưng cho nguyên chữ Xristos hay Xpiơtós, rồi thêm chữ Mas kế cận để thành chữ Xmas.
 Ý NGHĨA CỦA TÊN GỌI NOEL

 Noel (phiên âm tiếng Việt gọi là Nô-en) là từ tiếng Pháp Noël, dạng cổ hơn là Naël, có gốc từ tiếng Latinh nātālis (diēs) có nghĩa là “(ngày) sinh”. Cũng có ý kiến cho rằng tên gọi Noel xuất phát từ tước hiệu Emmanuel, tiếng Hebrew nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, như được chép trong sách Phúc âm Matthew.
Ý NGHĨA CỦA NGÀY LỄ GIÁNG SINH 

Ngoài ý nghĩa theo đạo Thiên Chuá, Noel là một ngày lễ gia đình, một ngày đặc quyền để tụ tập quây quần mọi người, mọi thế hệ trong gia đình. Lễ này dưới mọi hình thức được biểu lộ, tạo những kỷ niệm chung và duy trì tình cảm giữa mọi người trong gia đình.  Đến ngày lễ thì mọi người cùng nhau dự bữa ăn chung vui bên gia đình bè bạn, không ngủ để cùng nhau vui chơi ca hát, nghe kể chuyện và quây quần bên lò sưởi và cây thông Noel.  Và trẻ em trong gia đình rất yêu thích ngày lễ này vì tất cả mọi điều ước của chúng trong ngày này sẽ trở thành sự thật và được nhận quà từ ông già Noel đáng mến. Ngày Noel cũng là một thông điệp của hoà bình: ” Vinh danh Thượng Đế trên cao – Bình an cho người dưới thế ”: đây là câu được hát bởi những thiên thần báo tin sự xuất hiện của vị cứu thế và Noël cũng là ngày người ta chia sẻ với những ai bị bỏ rơi, bị cô đơn, bệnh hoạn, già yếu…

Link nguồn : http://wikicachlam.com/nguon-goc-va-y-nghia-cua-ngay-le-giang-sinh-noel/

  
Đại lễ Chúa Giáng Sinh
Lời Chúa: 
 Lc 2, 1-14
1Thời ấy, hoàng đế Augúttô ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ. 2Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, được thực hiện thời ông Quiriniô làm tổng trấn xứ Xyri. 3Ai nấy đều phải về nguyên quán mà khai tên tuổi. 4Bởi thế, ông Giuse từ thành Nadarét, miền Galilê lên thành vua Đavít tức là Bêlem, miền Giuđê, vì ông thuộc gia đình dòng tộc vua Đavít. 5Ông lên đó khai tên cùng với người đã thành hôn với ông là bà Maria, lúc ấy đang có thai. 6Khi hai người đang ở đó, thì bà Maria đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. 7Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ. 8Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vật. 9Bỗng sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu toả chung quanh, khiến họ kinh khiếp hãi hùng. 10Nhưng sứ thần bảo họ: "Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: 11Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa. 12Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ." 13Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng: 14 "Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương."


Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

TỪ THIỆN > HIỆN DIỆN ?

Kết quả hình ảnh cho NHỮNG CÂU NÓI HAY VỀ SỰ HIỆN DIỆNKết quả hình ảnh cho CÂU NÓI VỀ SỰ ĐÒNG CẢM
Mẹ Têrêsa Calcutta kể lại: Một hôm Mẹ đến thăm một nhà thương Anh Quốc rất tối tân, khung cảnh và các phòng ốc của nhà thương khang trang sáng sủa, trang bị đủ mọi thứ máy móc cùng tiện nghi vô cùng tối tân, tương xứng với số tiền phải trả. Ngoài ra các y tá và nhân viên làm việc trong nhà thương đều nhã nhặn, nhưng Mẹ nhận thấy một điều kỳ lạ và hỏi vị bác sĩ trưởng đang hướng dẫn Mẹ đi thăm nhà thương:
 Thưa bác sĩ, tại sao các người bệnh nhân cứ mỗi lần thấy ai vào là họ cùng đồng loạt quay nhìn về phía cửa vậy?
Câu trả lời của viên y sĩ giám đốc nhà thương rất đơn sơ nhưng thoáng vẻ buồn:
 Dạ thưa, là vì họ luôn luôn chờ đợi một ai đó trong số bà con thân thuộc đến thăm họ nhưng chẳng có ai đến thăm họ bao giờ.

Ngay từ thời khai sinh, Giáo hội đã luôn luôn khuyến khích tín hữu viếng thăm những người già cả, bệnh tật, ốm yếu, các tù nhân, người nghèo khó và tất cả những ai cần sự trợ giúp, an ủi và nâng đỡ, nghĩa là Giáo hội thôi thúc tín hữu thực thi Tin Mừng yêu thương của Chúa Giêsu và nhìn ra gương mặt của Ngài nơi các anh chị em đau khổ và bị bỏ rơi
 Khi gặp cô đơn sầu não không kẻ đoái hoài mà có một người bạn chân tình hiện diện bên cạnh thì không gì quý báu hơn. Trong những trường hợp đó, người ta mới cảm nhận được nhu cầu có người thân sống-với mình hay hiện-diện-bên-cạnh mình cần thiết như thế nào.

Vì thế, Ðức Cha Gaillot, một giám mục Pháp, đã nhận định rất xác đáng rằng:
"Sống quảng đại thì tốt, nhưng sống-với tốt hơn;
việc từ thiện là cần thiết, nhưng hiện-diện-bên-cạnh cần thiết hơn."
Như thế, chấp nhận sống-với tha nhân, hiện-diện-bên-cạnh tha nhân thì tốt hơn mọi hình thức trao ban giúp đỡ khác.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Thánh Luca mô tả một cuộc gặp gỡ của bốn con người: hai bà mẹ và hai người con. Một cuộc gặp gỡ tượng trưng cho Cựu Ước và Tân Ước. Đức Maria và Hài Nhi Giêsu là khởi đầu của con người Tân Ước gặp gỡ Bà Elizabeth và Gioan là đại diện những con người cuối cùng của thời Cựu Ước. Đây là một cuộc gặp gỡ ngập tràn niềm vui và hy vọng cho nhân loại.
 Trong cuộc gặp gỡ đặc biệt này, không chỉ hai người mẹ gặp gỡ và vui với nhau, nhưng cả hai người con cũng hân hoan vui sướng gặp gỡ nhau, mặc dù Chúa Giêsu và Gioan Tẩy Giả vẫn còn ở trong bụng mẹ nhưng Gioan đã nhảy lên vui sướng vì gặp được Chúa Giêsu (Lc 2, 44). Và niềm vui này tiếp tục được thiên thần Chúa công bố với các mục đồng trong biến cố Giáng Sinh.
Đó là niềm vui gặp gỡ Chúa, niềm vui cảm nhận tình yêu thương xót của Chúa. Niềm vui được biểu lộ hoàn toàn nơi Chúa Giêsu Kitô và ai gặp gỡ Chúa Giêsu thì dâng trào trong lòng niềm vui sướng vô tận. Điều này được Đức Thánh Cha Phanxico khẳng định trong tông huấn Niềm Vui Tin Mừng: “Niềm vui của Tin Mừng đổ đầy trái tim và cuộc sống của tất cả những ai gặp Chúa Giêsu... Với Đức Kitô, niềm vui luôn luôn được tái sinh”  trích(số 1).
           Như vậy, những người Kito hữu được mời gọi trở thành ngôn sứ của niềm vui, niềm vui ấy phải được chia sẻ ngay trong cuộc sống hằng ngày và không đau xa là chính những anh Chị em đang sống bên cạnh chúng con như lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxico, ngài nói:  “Phải làm sao cho chính cuộc đời của anh chị em trở thành tiếng nói, cuộc đời chiếu tỏa niềm vui và vẻ đẹp của việc sống Tin mừng và của việc đi theo Đức Kitô.” Làm được điều đó, với điều kiện chúng con phải “mở cửa” cho Chúa ngự vào! Nhờ đó chúng con “mở ra” cho anh chị  em, cho tha nhân. Xin Chúa giúp chúng con biết noi gương Mẹ không chỉ lãnh nhận niềm vui cho riêng mình nhưng biết đem niềm vui ấy chia sẻ đến cho người anh em đồng loại bằng tất cả những  ân huệ mà chúng con đã được lãnh nhận từ nơi Chúa.
Kết quả hình ảnh cho hình ảnh lc 1, 39-45

Thứ Tư ngày 21.12.2016
Lời Chúa: 
 Lc 1,39-45
39Hồi ấy, bà Maria vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa. 40Bà vào nhà ông Dacaria và chào hỏi bà Êlisabét. 41Bà Êlisabét vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy tràn Thánh Thần, 42liền kêu lớn tiếng và nói rằng: "Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. 43Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này? 44Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. 45Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em."
 

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2016

VÂNG - PHỤC

Kết quả hình ảnh cho những câu nói hay nhất về sự vâng lời
Một buổi sáng nọ, Danny và tôi quyết định là chúng tôi muốn có lửa trại vào tối hôm đó với tất cả bạn bè của mình ở trong hẻm núi. Chúng tôi chỉ cần dọn sạch một khu vực ở gần cánh đồng là chỗ chúng tôi có thể tụ họp. Cỏ tháng Sáu bao phủ cánh đồng đã bắt đầu khô và đầy gai, làm cho cánh đồng không phù hợp cho các mục đích của chúng tôi. Chúng tôi bắt đầu nhổ các ngọn cỏ cao, dự định sẽ dọn sạch một khu vực rộng lớn và hình vòng tròn. Chúng tôi cố gắng hết sức để kéo và giật mạnh, nhưng chỉ có thể nhổ được những nắm cỏ dại nhỏ và bướng bỉnh. Chúng tôi biết rằng công việc này sẽ mất cả ngày, và nghị lực cùng lòng nhiệt tình của chúng tôi đã giảm bớt rồi.
Và rồi tôi nảy ra một ý tưởng mà tôi nghĩ là giải pháp hoàn hảo đối với một đứa bé tám tuổi. Tôi nói với Danny: “Chúng ta chỉ cần đốt đám cỏ dại này. Chúng ta sẽ chỉ đốt một vòng tròn trong đám cỏ dại thôi!” Bạn tôi nhanh chóng đồng ý, và tôi chạy đến căn nhà gỗ của chúng tôi để lấy một vài que diêm.
Bất cứ anh em nào cũng đừng nghĩ rằng hai đứa bé tám tuổi chúng tôi được phép sử dụng diêm. Tôi muốn nói rõ rằng cả Danny lẫn tôi đều bị cấm sử dụng diêm nếu không có sự giám sát của người lớn. Cả hai chúng tôi đã được báo trước nhiều lần về nguy hiểm của hỏa hoạn. Tuy nhiên, tôi biết gia đình tôi để diêm ở đâu, và chúng tôi cần phải dọn sạch cánh đồng đó. Trước khi còn có thể nghĩ thêm một điều nào nữa, tôi chạy đến căn nhà gỗ của chúng tôi và lấy một vài que diêm, chắc chắn rằng không có một ai đang theo dõi. Tôi nhanh chóng giấu vào trong túi của mình.
Tôi chạy trở lại chỗ của Danny, lòng đầy phấn khởi vì trong túi tôi đã có giải pháp cho vấn đề của chúng tôi. Tôi nhớ đã suy nghĩ rằng ngọn lửa sẽ cháy xa đến mức chúng tôi muốn và sau đó bằng cách nào đó nó sẽ tự dập tắt một cách kỳ diệu.
Tôi quẹt một que diêm trên một tảng đá và đốt đám cỏ khô của tháng Sáu. Nó bốc cháy như thể đã được tẩm xăng. Lúc đầu, Danny và tôi đã vui mừng khi thấy cỏ dại biến mất, nhưng chẳng bao lâu, thì hiển nhiên là ngọn lửa không tự dập tắt rồi. Chúng tôi hoảng sợ khi nhận biết rằng chúng tôi không thể làm gì để ngăn chặn ngọn lửa được. Ngọn lửa đầy đe dọa bắt đầu thiêu hủy cỏ dại trên sườn núi, gây nguy hiểm cho những cây thông và mọi thứ khác nằm trên hướng của ngọn lửa đang cháy lan.
Cuối cùng, chúng tôi không có cách lựa chọn nào khác hơn là chạy đi cầu cứu. Chẳng bao lâu, tất cả những người đàn ông và phụ nữ có mặt tại Vivian Park chạy tới chạy lui với bao tải ướt, đập vào các ngọn lửa cố gắng dập tắt lửa. Sau vài giờ chỉ còn lại tro tàn. Các cây thông già đã được cứu, cũng như các căn nhà mà có thể đã bị cháy.
Danny và tôi đã học được một vài bài học khó khăn nhưng quan trọng vào ngày đó—phần lớn của bài học đó là tầm quan trọng của sự vâng lời.
Trong cuộc sống có nhiều chọn lựa khi vâng lời một ai đó, có những khi vâng lời Cha mẹ cũng là một điều khó vì không đúng ý của mình, có những khi vâng lời bên ngoài nhưng trong lòng không phục, để " Vâng- Phục" được không phải là điều dễ, bởi vì ai cũng có cái lý và cái" ý đúng" của mình. Và không  biết vâng lời  cha mẹ thì hậu quả rất khó lường cho chính bản thân và người khác vì tục ngữ có câu "Cá không ăn muối cá ươn". Tôi và bạn cần nhìn lại về cách "Vâng - Phục" của mình đối với cha mẹ và mọi người, có "vâng" những đã "phục" chưa?
Chúa Nhật thứ 4 Mùa Vọng
Lời Chúa:
18Sau đây là gốc tích Đức Giêsu Kitô: bà Maria, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giuse. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. 19Ông Giuse, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. 20Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: "Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. 21Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ." 22Tất cả sự việc này đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ: 23Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuen, nghĩa là "Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta." 24Khi tỉnh giấc, ông Giuse làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà.
 Mt 1, 18-2
Chúa Nhật thứ Bốn Mùa Vọng hôm nay trình bày cho chúng ta biết phải chuẩn bị tâm hồn thế nào để đón Chúa đến qua gương vâng phục và sống công chính như thánh Giu-se. 
Con người có khuynh hướng làm theo những gì mình suy nghĩ, và áp dụng những gì mình suy nghĩ vào cho Thiên Chúa. Nếu họ nghĩ chuyện đó không thể làm được, họ kết luận Thiên Chúa cũng không thể làm được. Khi suy nghĩ như thế, con người đã hạ Thiên Chúa xuống ngang hàng với con người; và như một hậu quả, con người bất tuân lệnh của Ngài. Lạy Chúa xin tha thứ cho con vì biết bao lần con đã bất tuân Ngài khi con đi tìm ý riêng con.

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2016

TÌM VỀ NGUỒN

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh của câu nói giá trị của dong tiền nằm ở cách tiêu, giá trị con ngươi ở cách yêu và cách song



 Thật đáng trân trọng những nguời con biết trở về «Nguồn». Thật đáng quý những người con biết sống tâm tình tạ ơn «uống nước nhớ nguồn». Bởi vì :

«Cây có gốc mới nở ngành sinh ngọn
Suối có nguồn mới bể rộng sông sâu,
Người ta nguồn gốc từ đâu,
Có cha có mẹ rồi sau có mình». (Ca Dao)

Khi biết trở về với «Nguồn Cội» thì cũng biết nhìn vào hiện tại để định hướng cho tương lai.
 Gia phả, lý lịch nhiều khi là trở ngại không nhỏ cho những người muốn tiến xa hơn trong xã hội. Vì vậy, có người đã cố tình quên đi hoặc khai man gốc tích của mình, không muốn tìm về nguồn khi bản thân đã có một tương lai đầy hứa hẹn hay một cuộc sống khá sung túc. Vì sợ xấu hổ, mất mặt với người khác mà cố quyên đi "cội nguồn", nơi mình xuất thân, nhưng tất cả những điều đó liệu có tồn tại mãi ? Nếu cố quyên đi cội nguồn, e rằng lúc tìm lại đã quá muộn.  Có người  lại tự hào quá đỗi đến độ coi thường và xem nhẹ hiện tại của người khác, như thế cũng không nên, vì mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh và chúng ta không được chọn lựa nơi mình sinh ra, nhưng ta được chọn cách mình sẽ sống. 

Giống như bên Á Đông, người Do Thái cũng có quan niệm “trọng nam, khinh nữ”. Vì thế, trong gia phả của họ, chỉ có tên người nam, người nữ không được nhắc đến. Vậy mà trong bản gia phả của Đức Giê-su, thánh Mát-thêu nhắc đến năm người nữ: bốn người của Cựu Ước và một của Tân Ước. Điều đáng nói là bốn người nữ kia đều có vấn đề: Ta-ma loạn luân, Ra-kháp là gái điếm, Rút là người ngoại giáo, còn vợ ông U-ri-gi-a, ngoại tình. Phải chăng tác giả có ý cho thấy Đức Giê-su đã nhập sâu vào gia đình nhân loại, một nhân loại với những điều tốt đẹp, nhưng cũng lắm chuyện ô trọc? Bốn người nữ bất toàn ấy càng làm nổi bật người thứ năm: Đức Ma-ri-a, người nữ vẹn toàn, vì ngài là mẹ Đấng Cứu Thế. ( 5 phút cho lời Chúa)
  Trong gia phả của Đấng Cứu Thế ,pha trộn ánh sáng và bóng tối, thánh thiện và tội lỗi, một dòng dõi cần được tiếp tục thanh tẩy để trở nên xứng đáng với ơn cứu chuộc của Thiên Chúa vấn đề cốt lõi không phải là niềm tự hào hay mặc cảm về dòng tộc, nhưng là làm sao lời Thiên Chúa hứa với Ápraham và con cháu ông được trường tồn qua muôn thế hệ trong sự nhận biết và yêu mến Đấng đã tạo dựng nên họ.

  
 Lạy Chúa, nếu như con không thể quên được gốc tích của mình thì xin cho con cũng đừng bao giờ quên rằng con là người Kitô hữu, và biết sống đúng bổn phận người con trong gia đình và hơn nữa là người con trong gia đình Giáo Hội.
 Kết quả hình ảnh cho MT,1-17 HÌNH ẢNH

Thứ Bảy ngày 17.12.2010
Lời Chúa: 
 Mt 1, 1-17
1Đây là gia phả Đức Giêsu Kitô, con cháu vua Đavít, con cháu tổ phụ Ápraham:
2Ông Ápraham sinh Ixaác; Ixaác sinh Giacóp; Giacóp sinh Giuđa và các anh em ông này; 3Giuđa ăn ở với Tama sinh Perét và Derác; Perét sinh Khétxơron; Khétxơron sinh Aram; 4Aram sinh Amminađáp; Amminađáp sinh Nácson; Nácson sinh Xanmôn;5Xanmôn lấy Rakháp sinh Bôát; Bôát lấy Rút sinh Ôvết; Ôvết sinh Giesê; 6ông Giesê sinh Đavít. 7Vua Đavít lấy vợ ông Urigia sinh Salômôn7 Salômôn sinh Rơkhápam; Rơkhápam sinh Avigia; Avigia sinh Axa; 8Axa sinh Giơhôsaphát; Giơhôsaphát sinh Giôram; Giôram sinh Útdigia; 9Útdigia sinh Giotham; Giotham sinh Akhát; Akhát sinh Khítkigia; 10Khítkigia sinh Mơnase; Mơnase sinh Amôn; Amôn sinh Giôsigia;11Giôsigia sinh Giơkhongia và các anh em vua này; kế đó là thời lưu đày ở Babylon.
12Sau thời lưu đày ở Babylon, Giơkhongia sinh Santiên; Santiên sinh Dơrúpbaven;13Dơrúpbaven sinh Avihút; Avihút sinh Engiakim; Engiakim sinh Ado; 14Ado sinh Xađốc; Xađốc sinh Akhin; Akhin sinh Êlihút; 15Êlihút sinh Elada; Elada sinh Mátthan; Mátthan sinh Giacóp; 16Giacóp sinh Giuse, chồng của bà Maria, bà là mẹ Đức Giêsu cũng gọi là Đấng Kitô.
17Như thế, tính chung lại thì: từ tổ phụ Ápraham đến vua Đavít, là mười bốn đời; từ vua Đavít đến thời lưu đày ở Babylon, là mười bốn đời; và từ thời lưu đày ở Babylon đến Đức Kitô, cũng là mười bốn đời.

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

"VIỆC" VÔ ÍCH

Kết quả hình ảnh cho những câu nói hay nhất về niềm hy vọng trong cuộc sống
Một sớm tinh mơ, khi mặt biển còn mù sương, tôi bắt đầu chạy thể dục với chiếc walkman đeo bên hông. Ở phía xa, tôi thấy một cậu bé có vẻ bận rộn. Cậu chạy lăng xăng, cúi nhặt những vật gì đó rồi quăng nó xuống biển. Nếu đó là trò chơi thi ném đá thì tôi có thể trổ tài cùng cậu bé. Ngày nhỏ, tôi cũng thường hay chơi trò này. Nhưng khi nghe thấy tiếng cậu hét: "Về nhà ngay nhé! Bố mẹ mày đang đợi đấy!"
Có thể bạn không tin, như chính tôi lúc ấy, những "viên đá" đó thì ra là những con sao biển bị mắc cạn trên bãi. Và vị cứu tinh nhỏ này đang cố gắng đưa chúng trở lại bãi biển, chạy đua với Mặt trời mà chỉ vài giờ nữa thôi sẽ trở nên gay gắt và không tài nào chịu đựng nổi.
Nhưng những cố gắng của cậu bé rồi sẽ chỉ là công cốc thôi. Làm sao có thể đưa hàng ngàn con sao biển về "nhà" của chúng được? Tôi gọi to: "Này nhóc, làm thế làm gì? Làm sao em cứu được tất cả những con sao biển?"
Cậu bé lại cúi xuống, nhặt một con sao biển và hét trả lời: "Nhưng em có thể cứu được con này mà. Nó sẽ được về nhà!" Cậu bé vung tay quăng con vật bé nhỏ xuống biển. Rồi lại lập tức cúi xuống với một con khác...
Rõ ràng cậu bé không quan tâm đến việc có vô số những con sao biển trên cát. Cậu chỉ nhìn thấy những sự sống mà cậu đang nắm trong tay. Cái mà cậu bé nhìn thấy, dù chỉ là một con số nhỏ nhoi nhưng đầy ý nghĩa. Còn tôi, tôi nhìn thấy một con số quá khổng lồ đó là vô vọng.
Thế là tôi cúi xuống nhặt một con sao biển lên và đưa nó về nhà.
Cậu bé làm công việc tưởng như vô ích chẳng đáng quan tâm, thế nhưng nếu mỗi người cùng cộng tác vào thì có lẽ thế giới này sẽ tốt đẹp và hạnh phúc hơn rất nhiều. Có lẽ ai cũng nghĩ làm như thế thật là ngớ ngẩn chẳng có nghĩa lý gì, tôi làm đâu có ai biết và nếu không làm thì cũng chẳng ảnh hưởng đến ai như thế tội gì mà phải làm cho mệt xác, nếu ai cũng nghĩ như thế thì thế giới này sẽ như thế nào???. Tôi và bạn mỗi người là một đốm sáng, nhưng nếu để thắp sáng riêng lẻ thì ánh sáng ấy cũng sẽ trở nên vô ích , nó sẽ chẳng là gì nếu ta đang ở giữa một khu rừng tối đen vô vọng, ngược lại tôi và bạn cùng cộng tác để thắp sáng thì chúng ta sẽ tìm thấy niềm hi vọng giữa những vô vọng mà chúng ta đang phải đối diện. Ước mong sao những đốm sáng rất nhỏ nhoi ( những công việc bị coi là vô ích) trong cuộc sống hằng ngày mà chúng ta làm hoặc gặp thấy được lan tỏa đến những người xung quanh, để chúng ta cùng nhau xây dựng một thế giới chan hòa tình người. 
         Chúa Giêsu là Sự Thật đã đến trong trần gian, và Gioan là người đến để làm chứng cho Sự Thật. Mặc dù những người tin thật nhỏ nhoi nhưng Gioan vẫn loan báo, hơn là thất vọng vì những người xem mình là hiểu biết, không đón nhận.
Gioan đã giới thiệu Chúa bằng cách dẫn dắt mỗi người đến trực tiếp với Chúa Giêsu, bởi vì dù lời chứng có mạnh mẽ đến đâu cũng không đủ thuyết phục, cho bằng được tiếp xúc trực tiếp với Đấng là Sự Thật. Bằng niềm tin, chúng ta hãy đến với Chúa để nhận ra Sự Thật, hiểu thấu sự thật và loan báo sự thật cho mọi người. 
Gioan đã nhận mình là tiếng kêu thế nào, thì xin cho con cũng biết dùng đời sống mình để làm dọn đường cho ngày Chúa đến.

Thứ Sáu tuần 3 Mùa Vọng năm A
Lời Chúa: 
 Ga 5,33-36
Khi ấy, Chúa Giêsu nói với dân Do Thái rằng: Các ngươi đã sai người đến hỏi Gioan và ông đã làm chứng cho sự thật. Còn Ta, Ta không ỷ vào lời chứng của một người, nhưng Ta nói thế là để các ngươi được cứu thoát. Gioan là đèn cháy sáng, và các ngươi trong một lúc đã vui mừng vì ánh sáng đó. Nhưng phần Ta, Ta có chứng cao trọng hơn chứng của Gioan: đó là những việc Cha Ta đã giao cho Ta thực hiện, chính các việc mà Ta đang làm minh chứng rằng Cha đã sai Ta.